Quạt điều hòa là một trong những sản phẩm được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất vào mùa hè. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sinh quạt điều hòa đúng cách. Hãy cùng Điện máy Hoàng Gia tìm hiểu 7 bước đầy đủ để vệ sinh quạt điều hoà sạch sẽ tại nhà nhé!
1. Vì sao phải vệ sinh quạt điều hòa? Khi nào cần nên vệ sinh?
Vì sao phải vệ sinh quạt điều hòa?
Quạt điều hòa bị bẩn là mối nguy hại rất lớn đến người sử dụng, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của sản phẩm:
- Quạt điều hòa bẩn có thể ẩn chứa bụi bặm, đặt biệt là nấm mốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là người già và trẻ em.
- Quạt điều hòa quá bẩn sẽ khiến thiết bị hoạt động chậm chạp, hiệu suất làm mát giảm đi đáng kể và thậm chí là hao điện.
Khi nào cần nên vệ sinh quạt điều hòa?
- Người dùng cần vệ sinh quạt điều hòa theo định kỳ khoảng 2 - 3 tuần/lần. Thời gian này có thể rút kéo dài ra hoặc rút ngắn lại tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, môi trường, vị trí đặt quạt.
- Ngoài ra, khi bạn cảm thấy quạt đã bị bám nhiều bụi, hiệu suất hoạt động kém, không làm mát tốt như trước,... thì bạn hãy tháo rời các bộ phận, lau chùi sạch sẽ.
2. Các bước tiến hành vệ sinh quạt điều hoà
Trước khi tiền hành vệ sinh quạt điều hòa, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Tắt công tắt và rút nguồn điện kết nối để tránh bị giật điện trong quá trình thực hiện bạn nhé!
- Không sử dụng những chất tẩy rửa quá mạnh trong khi vệ sinh.
- Chú ý khi vệ sinh quạt để không bị rỉ nước vào động cơ gây chập cháy.
- Sau khi vệ sinh phải lau khô lại các bộ phận trước khi lắp lại sử dụng.
Chuẩn bị dụng cụ
- Bàn chải lông mềm.
- Tua vít.
- Cây cọ.
- Vòi xịt nước.
- Khăn bông ướt và khô.
Kiểm tra tình trạng hoạt động quạt điều hòa
Trước khi bắt tay vào vệ sinh quạt điều hòa, bạn cần kiểm tra sản phẩm có hoạt động tốt hay không. Nếu thiết bị gặp các vấn đề hư hỏng bạn cần đem quạt điều hòa đến các trung tâm sửa chữa trước khi tiến hành vệ sinh.
Vệ sinh tấm làm mát
Tấm làm mát hay còn được gọi là tấm trao đổi nhiệt là bộ phận quan trọng trong hoạt động của quạt điều hòa. Để bảo đảm hiệu suất làm mát của thiết bị, bạn cần vệ sinh ít nhất 1 tháng/1 lần.
Việc vệ sinh tấm làm mát cũng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị bàn chải lông mềm, khăn sạch để loại bỏ bụi bẩn bám trên tấm làm mát theo trình tự sau:
Bước 1: Tiến hành tháo khay chứa làm mát ra khỏi quạt điều hòa.
Bước 2: Khay chứa làm mát bao gồm khay chứa và tấm làm mát, trước khi vệ sinh bạn hãy tách 2 bộ phận này ra trước.
Bước 3: Làm sạch khay chứa bằng nước sạch (có thể dùng vòi xịt với áp lực nước yếu) và bàn chải lông mềm, lưu ý không nên xịt rửa mạnh tránh rách lưới bên trong (lưới này có tác dụng lọc bụi).
Bước 4: Cuối cùng, bạn vệ sinh tấm làm mát bằng bằng bàn chải lông mềm và xả nước nhẹ với áp lực thấp nhất. Lưu ý rằng, tấm làm mát thường được làm bằng giấy cứng nên hãy cẩn thận tránh bị rách nhé.
Vệ sinh bình chứa nước
Lưu ý: Trước khi vệ sinh bình chứa bước bạn cần phải xả toàn bộ nước trong bình ra ngoài.
Bình chứa nước là bộ phận thường rất dễ bị bẩn, bám rêu mốc,... Chính vì vậy, bạn cần vệ sinh thật kĩ bình chứa nước bằng khăn ẩm, một số vị trí khó lau chùi bạn có thể dùng bàn chải lông mềm để vệ sinh.
Vệ sinh thân, cánh quạt
Thân, cánh quạt là bộ phận không thể bỏ qua khi vệ sinh quạt điều hòa. Rất đơn giản bạn chỉ cần dùng khăn sạch ẩm để lau chùi bụi bẩn bám trên bộ phận này.
Vệ sinh tấm lọc không khí và quạt lồng sóc
Tiếp theo bạn hãy vệ sinh tấm lọc không khí, bộ phận này nằm ở mặt sau của quạt điều hòa. Để vệ sinh bạn giũ nhẹ cho bụi bẩn thoát ra ngoài, sau đó rửa với nước sạch, và dùng bàn chải lông mềm, khăn ẩm để vệ sinh.
Mô tơ quạt (quạt lồng sóc) là bộ phận khó lau chùi, lời khuyên là hãy sử dụng 1 cây cọ để quét bụi bẩn bám trên thân quạt và cánh quạt.
Lưu ý: Không được sử dụng nước rửa trực tiếp lên bề mặt thân, cánh, mô tơ quạt điều hòa. Bởi bề mặt thân quạt điều hòa có chứa bảng điều khiển và màn hình LED hiển thị. Nếu nước ngấm vào sâu bên trong sẽ có khả năng làm hư hỏng thiết bị.
Hoàn tất, kiểm tra lại quạt điều hòa
Sau khi lắp ráp xong quạt, bạn cần kiểm tra lại sản phẩm bằng cách kết nối với nguồn điện và vận hành quạt. Đây cũng là bước cuối cùng để vệ sinh quạt điều hoà sạch sẽ tại nhà đúng và hiệu quả nhất.
3. Cách sử dụng quạt điều hòa an toàn, tiết kiệm điện
Dùng ở nơi thông thoáng
Dùng ở nơi thông thoáng là một trong những cách sử dụng quạt điều hòa hiệu quả và tiết kiệm năng lượng tối ưu. Nếu bạn sử dụng thiết bị trong phòng kín, có độ ẩm cao có thể làm giảm năng suất hoạt động.
Thế nên, bạn hãy đặt quạt ở mặt lấy gió hướng ra cửa. Khi đó, quạt sẽ đón nhận luồng gió từ bên ngoài thổi vào, giúp không khí trong phòng không chỉ lưu thông tốt mà còn tiết kiệm điện.
Quạt điều hòa Honeywell CL25AE sở hữu thiết kế nhỏ gọn, sang trọng, phù hợp với mọi không gian
Vị trí đặt quạt
Người dùng tuyệt đối không được đặt quạt điều hòa sát tường, phải đặt cách tường khoảng 15 - 20 cm. Nếu bạn đặt sát tường thì hơi nóng của quạt lan tỏa ra bên ngoài có thể làm hư hỏng các bộ phận bên trong.
Chỉ cho nước sạch vào bình chứa
Khi sử dụng, bạn chỉ nên cho nước sạch vào bình chứa, khi chọn chế độ làm mát bằng hơi nước. Bạn không nên cho nước bẩn, có cận vì rất dễ làm hư hỏng máy bơm. Từ đó, nó sẽ dẫn đến tình trạng hiệu suất hoạt động của quạt điều hòa kém và tuổi thọ giảm.
Ngoài ra, bạn chỉ đổ một lượng nước vừa đủ đã quy định trên sản phẩm, không được đổ vượt mức.
Vệ sinh quạt thường xuyên
Vệ sinh quạt thường xuyên là điều cần cần và đủ để giúp quạt hoạt động hiệu quả và tiết kiệm năng lượng hơn. Quạt điều hòa dễ bám bụi ở phần tấm làm mát, vì hoạt động liên tục và lọc bụi.
Bạn có thể vệ sinh quạt 2 - 3 tuần/lần, tùy vào điều kiện, môi trường, tần suất sử dụng.
Những điểm lưu ý khác
Bên cạnh những lưu ý trên, người dùng cũng cần quan tâm một số vấn đề sau đây khi sử dụng quạt điều hòa:
- Rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm khi không sử dụng.
- Khi quạt bị hỏng các bộ phận bên trong, bạn không được tự ý sửa chữa, cần đem đến trung tâm bảo hành hoặc nhờ sự giúp đỡ của các thợ sửa chữa có kỹ thuật chuyên môn.
- Đảm bảo nguồn điện sử dụng ở mức 220V, để quạt hoạt động ổn định, tăng tuổi thọ sản phẩm.