Vào mùa nồm ẩm, các thiết bị điện tử-điện lạnh thường bị chập chờn hoặc hỏng do độ ẩm trong không khí quá cao. Nếu như biết cách xử lý độ ẩm trong nhà thì các thiết bị sẽ tránh được các tình trạng kể trên. Hãy tham khảo một số mẹo mà chúng tôi đề cập trong bài viết này nhé!
Tránh những nơi dễ đọng nước
Những nơi dễ đọng nước trong nhà là sàn nhà, tường, mặt kính… Đối với tủ lạnh và máy giặt bạn nên mua chân đế và giá đỡ để tránh tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà. Khi đặt tivi, tủ lạnh và máy giặt, ban nên kê cách xa tường khoảng 10cm-30cm để không khí có thể lưu thông và giúp các thiết bị tản nhiệt tốt hơn.
Duy trì sử dụng
Dù không có nhu cầu sử dụng, bạn cũng nên để tivi, tủ lạnh và máy giặt ở chế độ chờ (stand by) trong thời gian nhất định, không nên tắt nguồn. Khi ở chế độ chờ, các thiết bị này không tắt hẳn nên sẽ sinh nhiệt và sẽ tiết kiệm điện năng. Riêng đối với tivi, bạn nên bật 10-15 phút mỗi ngày, hạn chế tình trạng đọng nước.
Đóng cửa và bật điều hòa/máy hút ẩm
Nhiều người nghĩ rằng, sàn nhà ướt nhẹp vào trời nồm ẩm thì nên mở cửa để gió làm khô nhanh sàn nhà. Tuy nhiên, điều này càng khiến tình trạng nồm ẩm tồi tệ hơn và tivi, tủ lạnh, máy giặt có nguy cơ hư hại nhiều hơn.
Tốt nhất, bạn nên đóng cửa kín và bật chế độ làm khô (Dry) của điều hòa mỗi ngày 2,3 lần, mỗi lần khoảng 10-15 phút. Bạn không nên bật chế độ Dry cả ngày, như thế độ ẩm trong phòng sẽ không có, khiến da bạn bị nứt nẻ và hê hô hấp bị ảnh hưởng.
Bên cạnh điều hòa, bạn có thể dùng máy hút ẩm để hút bớt ẩm, duy trì độ ẩm ở mức ổn định, cải thiện tình trạng nồm ẩm, ngăn chặn nấm mốc phát triển, bảo vệ tivi, tủ lạnh và máy giặt.
Như vậy, chỉ với những cách làm đơn giản, bạn đã giúp các thiết bị như tivi, tủ lạnh và máy giặt tránh khỏi tình trạng ẩm mốc trong mùa nồm. Chúc các bạn thành công!