Bảo Vệ Thiết Bị Điện Máy Mùa Mưa Nồm | Điện máy Hoàng Gia
GIÁ SỐC CHÀO HÈ

Bảo Vệ Thiết Bị Điện Máy Mùa Mưa Nồm

Đăng bởi Cafe Link vào lúc 20/02/2022

Thời tiết nồm ẩm, mưa phùn không chỉ gây khó chịu đối với con người mà còn ảnh hưởng xấu đến các thiết bị điện. Cùng Điện máy Hoàng Gia tìm hiểu 5 loại thiết bị điện quen thuộc trong gia đình dễ bị hỏng khi trời chuyển nồm ẩm, mưa phùn và các biện pháp khắc phục, phòng tránh nhé!

1. Tác hại của thời tiết nồm đến các thiết bị điện tử

Tại miền Nam, thời tiết chia làm hai mùa mưa nắng rõ rệt và luôn có độ ẩm không quá cao. Thì miền Bắc lại thường xảy ra hiện tượng nồm ẩm vào mùa thu, mùa xuân.

Tác hại của thời tiết nồm đến các thiết bị điện tử

Độ ẩm vào mùa này thường xuyên ở mức khoảng 85 - 90%, rất có hại cho hầu hết các thiết bị điện tử vốn nhạy cảm với sự ẩm ướt, do dễ bị hỏng hóc vi mạch, lỗi phóng điện chập cháy, các chi tiết kim loại cũng bị gỉ sét ăn mòn.

Tác hại của thời tiết nồm đến các thiết bị điện tử

2. Các loại thiết bị điện dễ hỏng khi trời chuyển nồm ẩm, mưa phùn

Tivi

Tivi là thiết bị điện dễ hỏng và chập điện nhất trong những ngày nồm ẩm, bởi diện tích tiếp xúc với không khí thường lớn hơn các thiết bị khác. Hơn nữa, tivi thường được kê trên sát tường, trong hộc tủ hoặc đặt trực tiếp lên sàn nhà, gây ra tình trạng tích tụ hơi ẩmtiếp xúc với các giọt nước hình thành nên từ hơi ẩm đọng trên tường, thành tủ.

Các “bệnh” của tivi khi gặp trời nồm ẩm có thể kể đến như nhoè hình, chất lượng hình ảnh giảm sút, nhiễu, bật lâu lên, hay thậm chí chập điện.

Tivi bị sọc màn hình

Loa, Amply

Bên cạnh tivi thì các thiết bị loa, amply cũng nằm trong nhóm dễ bị hỏng hóc, giảm sút chất lượng đáng kể trong những ngày này.

Với dàn âm thanh khi gặp môi trường có độ ẩm cao, đặc biệt là khi đặt ở trên sàn hoặc trong hộc tủ, các giọt nước li ti bắt đầu xuất hiện trên vi mạch, trên thành loa. Các chi tiết bằng kim loại dễ bị gỉ sét ăn mòn, còn loa với chất liệu gỗ cũng gây ảnh hưởng tới chất âm.

Loa, Amply

Laptop, máy vi tính

Laptop, máy vi tính cũng được liệt vào hàng đồ điện tử dễ hỏng hóc trong những ngày trời nồm, ẩm. 

Tuy nhiên do máy vi tính thường được đặt ở vị trí cao và thoáng (trên mặt bàn) nên tình trạng tiếp xúc với không khí ẩm cũng giảm bớt. Bên cạnh đó, máy vi tính cũng có cơ chế tự ngắt nguồn khi gặp sự cố trên bảng mạch, giúp người dùng tránh gặp phải sự cố dẫn đến cháy/chập linh kiện.

Laptop, máy vi tính

Ổ điện, bảng mạch điện

Chúng ta đôi khi quá để tâm đến những thiết bị điện mà vô tình quên đi những ổ điện, hay bảng mạch tổng nhỏ bé. Kỳ thực, đây lại là những chi tiết dễ dẫn đến cháy/chập nhất nếu như có sự cố xảy ra.

Lý do là vì ổ điện và bảng mạch đa số đều được đặt sát tường, hoặc trong góc nhà. Khi trời nồm ẩm, tường nhà bắt đầu xuất hiện tình trạng “chảy nước”, thì ổ điện và bảng mạch điện là những nơi đầu tiên gặp nguy hại. Nếu ổ điện bị nước chảy mà người dùng không biết, vẫn tiếp tục “dòng” điện từ thiết bị khác, thì hiện tượng chập điện là rất cao.

Ổ điện, bảng mạch điện

Điện thoại, máy ảnh

Nằm trong nhóm “ít nguy cơ ảnh hưởng”, tuy nhiên điện thoại và máy ảnh vẫn là những thiết bị cần được lưu ý trong những ngày nồm ẩm.

Đối với điện thoại, nguy cơ dẫn đến chập điện cao nhất là khi cắm vào ổ điện, vốn đã bị tác động bởi độ ẩm do thời tiết. Bên cạnh đó, hiện nay có không ít người dùng sử dụng các cục sạc giá rẻ, mua cũ, với nguồn gốc và chất lượng không đảm bảo. Việc sử dụng các cục sạc này trong những ngày nồm, ẩm có thể để lại hậu quả khôn lường.

Điện thoại

Đối với máy ảnh, cần bảo quản kỹ lưỡng vì bao gồm rất nhiều chi tiết tinh vi, có độ chính xác cao bên trong. Do đó, máy ảnh có thể ít dẫn đến cháy, chập, nhưng lại dễ dàng bị nấm mốc, giảm độ sáng,...

Lens máy ảnh bị rễ tre, nấm mốc

3. Cách bảo quản thiết bị điện tử trong thời tiết nồm ẩm, mưa phùn

Đối với mỗi thiết bị điện sẽ có các cách bảo quản và xử lý tình huống khác nhau trong điều kiện thời tiết nồm, ẩm.

Đặt nơi khô ráo

Trong mùa nồm ẩm, rất khó để có thể tìm được một nơi thực sự khô ráo trong nhà. Tuy nhiên, nếu muốn các thiết bị điện không bị hỏng hóc, cháy nổ thì bạn buộc phải để các thiết bị này ở một nơi an toàn nhất.

Nên đặt các đồ dùng điện tử cách tường 10 - 15cm và cách nền nhà khoảng 80cm. Đây chính là khoảng cách an toàn nhất giúp cho các thiết bị nhà bạn giảm nguy cơ hỏng hóc do ẩm ướt.

Sử dụng thường xuyên

Việc để các thiết bị điện tử “nằm yên” trong cả mùa nồm sẽ khiến chúng có nguy cơ bị hỏng hóc cao hơn. Tốt nhất bạn nên bật các thiết bị như tivi, máy tính, dàn âm thanh, lò vi sóng…ít nhất 1 lần 1 ngày. Nguyên nhân bởi khi hoạt động, các thiết bị điện tử sẽ có cơ chế tỏa nhiệt, làm nóng và tự sấy khô linh kiện bên trong chúng.

Đối với những thiết bị như tivi, amply, loa,... cần duy trì sử dụng đều đặn mỗi ngày ít nhất từ 5 - 10 phút. Lý lo là vì khi hoạt động, các thiết bị này sinh nhiệt, và sẽ giải phóng lượng không khí ẩm tích tụ bên trong.

Sử dụng thường xuyên

Ngoài ra, bạn cũng có thể để thiết bị điện tử của gia đình ở chế độ chờ trong một khoảng thời gian nhất định mà không tắt hẳn nguồn điện. Khi ở chế độ chờ, các thiết bị này không tắt hẳn, chúng vẫn có khả năng sinh nhiệt giúp các linh kiện bên trong không bị ẩm.

Để gần các thiết bị thường xuyên hoạt động

Nếu như gia đình bạn hay mở tivi, máy tính bạn có thể đặt các thiết bị điện tử nhỏ ít dùng khác ở cạnh. Cách làm này đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cao. Hơi ấm từ các thiết bị đang dùng sẽ giúp “hong khô” các thiết bị bên cạnh.

Tuy nhiên, khi áp dụng cách làm này bạn cần lưu ý không nên để trong thời gian quá dài hoặc quá gần nguồn điện của thiết bị đang phát vì có thể gây nóng và làm giòn các vi mạch điện tử, làm hỏng các thiết bị gần nó.

Cách bảo vệ thiết bị điện tử trong mùa nồm

Thường xuyên lau chùi

Việc lau chùi các đồ dùng điện tử trong nhà thường xuyên sẽ giúp các thiết bị luôn khô ráo và bạn có thể phát hiện ngay khi chúng có dấu hiệu bị ẩm và có cách xử lý kịp thời.

Với các vị trí dễ bị rỉ sét như đầu ổ cắm, rắc cắm, ốc vít bạn có thể dùng khăn thấm cồn để lau sạch. Với các loại thiết bị dễ tháo lắp, bạn có thể dùng máy sấy ở chế độ nhẹ để làm khô chúng.

Cách bảo vệ thiết bị điện tử trong mùa nồm

Ngoài ra, với các thiết bị điện tử nhỏ gọn bạn có thể bỏ vào hộp sau đó để thêm vài gói hút ẩm sẽ giúp bảo vệ các thiết bị này khỏi thời tiết nồm ẩm.

gói hút ẩm

Đóng cửa và bật máy lạnh

Nhiều người có thói quen mở cửa sổ và bật quạt với mục đích giúp phòng khô thoáng hơn. Tuy nhiên, cách làm này lại vô tình khiến tình trạng ẩm ướt càng nghiêm trọng và nguy cơ các thiết bị điện trong gia đình bị hỏng cao hơn.

Thay vào đó bạn nên đóng cửa và bật máy lạnh ở chế độ hút ẩm. Cách làm này giúp phòng khô ráo và bảo vệ các thiết bị điện trong phòng không bị hư hỏng. Khi bật máy lạnh, bạn cần chú ý để ở chế độ lạnh khô (chế độ Dry có hình giọt nước trên điều khiển) và để ở chế độ nóng với điều hòa hai chiều

Mỗi ngày bạn nên thực hiện điều này 1 - 2 lần, mỗi lần khoảng 30 - 45 phút.

Đóng cửa và bật máy lạnh

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

Gọi ngay: 02256.558.558 - 0934.32.11.99