Thị trường máy giặt hiện nay được chia làm 2 loại chủ yếu: máy giặt truyền động gián tiếp (hay còn gọi là máy giặt dây curoa) và máy giặt truyền động trực tiếp (hay máy giặt lồng trục). Làm cách nào để phân biệt và nên chọn loại nào cho căn nhà của mình vẫn là điều nhiều người tiêu dùng thắc mắc. Cùng Điện Máy Hoàng Gia tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Thế nào là máy giặt truyền động gián tiếp?
Xuất hiện sớm nhất trên thị trường, máy giặt truyền động gián tiếp hoạt động dựa trên cơ chế thực hiện chuyển động quay của lồng giặt thông qua dây curoa nối giữa động cơ (motor) máy giặt và lồng giặt. Hiểu đơn giản là như cách chúng ta truyền động từ bàn đạp đến bánh sau của xe đạp.
Máy giặt truyền động gián tiếp hoạt động dựa trên sự chuyển động của dây curoa
Dây curoa sẽ truyền lực quay từ động cơ lên lồng giặt qua bánh đà (ròng rọc) được gắn bên dưới, hoặc phía sau lồng giặt khi động cơ của máy giặt được khởi động và từ đó lồng giặt sẽ bắt đầu xoay.
Ưu điểm:
- Giá thành của máy giặt truyền động gián tiếp khá rẻ, phù hợp với nhiều gia đình phổ thông.
- Phát triển lâu năm nên linh kiện của máy giặt truyền thộng gián tiếp dễ dàng tìm kiếm để thay thế và có chi phí rẻ.
Chi phí khá rẻ và dễ sửa chữa là những điều khiến người dùng yêu thích trên máy giặt truyền động gián tiếp
Nhược điểm:
- Kém mượt mà khi hoạt động do cơ chế truyền động qua dây curoa và bánh đà.
- Dây curoa và bánh đà thường bị giãn, dão sau thời gian dài sử dụng, khiến khả năng truyền động bị giảm đáng kể, gây ra tiếng ồn và rung lắc khi hoạt động, đồng thời lực ma sát được tạo ra nhiều cũng là nguyên nhân khiến điện năng tiêu hao lớn hơn.
- Nhiều bộ phận cùng hoạt động nên nguy cơ hỏng và hao mòn khá cao, chẳng hạn những vấn đề như dây curoa sẽ dão, chổi than bị mòn… khiến chi phí sửa chữa phát sinh.
Thế nào là máy giặt truyền động trực tiếp?
Máy giặt truyền động trực tiếp (hay còn được gọi là máy giặt lồng trục) chỉ mới ra đời sau này nhưng được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Máy giặt sở hữu thiết kế mới, cơ chế truyền động thông qua dây curoa với động cơ được gắn trực tiếp vào lồng giặt được loại bỏ hoàn toàn nên khi động cơ quay thì lồng giặt cũng quay theo.
Máy giặt truyền động trực tiếp có động cơ gắn vào lồng giặt
Ưu điểm:
- Động cơ được truyền động trực tiếp đến lồng giặt nên không hao tổn điện năng như khi sử dụng dây curoa, giúp giảm chi phí điện năng đáng kể.
- Sở hữu cấu tạo đồng nhất từ động cơ cho đến lồng giặt và ít linh kiện hơn nên tiếng ồn khi hoạt động được giảm thiểu hiệu quả. Đặc biệt là hạn chế rung lắc nhiều hơn so với các máy giặt truyền động gián tiếp.
- Thiết bị tạo chuyển động được tối giản giúp nguy cơ hư hỏng cũng ít hơn, tạo độ bền cao và giảm phát sinh sửa chữa.
- Máy giặt truyền động trực tiếp cho phép lồng giặt có tốc độ quay cao hơn nhiều so với máy giặt truyền động gián tiếp, nhờ vậy mà tiết kiệm được thời gian phơi sấy.
- Hiện nay, máy giặt đời mới còn được trang bị tính năng Inverter giúp tự điều chỉnh điện áp tối ưu, từ đó tiết kiệm điện năng hiệu quả.
- Bộ cảm biến được trang bị trên các máy giặt truyền động trực tiếp gắn trực tiếp vào động cơ giúp máy kiểm soát và xác định khối lượng quần áo chính xác hơn.
Máy giặt Inverter giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn.
- Linh kiện thay thế khó tìm kiếm hơn, nên chi phí cho việc thay thế và sửa chữa cả máy giặt truyền động cơ trực tiếp cao. Ngoài ra, bảng mạch điện tử của máy giặt phức tạp hơn máy giặt truyền động gián tiếp dẫn tới chi phí sửa chữa cao.
- Chuyển động quay rất cao nên quần áo sẽ dễ bị hỏng khi bạn không chọn chế độ giặt thích hợp.